Việt Nam nằm ở múi giờ thứ mấy khi lãnh thổ trải dài từ Bắc chí Nam. Đến với bài viết này của dmackiedesign.com chúng tôi, bạn sẽ biết được những thông tin hữu ích về giờ Việt Nam, sự chênh lệch múi giờ với một số quốc gia trên thế giới, cùng theo dõi nhé.
I. Giải thích khái niệm múi giờ
Múi giờ hay còn được gọi là giờ địa phương, được 1 vùng quy ước sử dụng. Tại một thời điểm trên trái đất, khi 1 nửa bán cầu được chiếu sáng là buổi sáng, nửa còn không được chiếu sáng là buổi tối. Do đó, để có thể dễ dàng trong việc tính giờ giấc từ vùng này sang vùng khác, Trái Đất được chia thành các phần bằng nhau bởi 24 đường kinh tuyến, mỗi phần này sẽ cách nhau 1 giờ.
Kinh tuyến số 0 đi qua đài thiên văn Greenwich, Luân Đôn (Anh). Vì thế múi giờ nước anh là múi giờ số 0 (hay còn gọi là giờ gốc, giờ quốc tế). Các múi giờ trên thế giới sẽ được xác định dựa vào độ lệch so với giờ gốc.
Ký hiệu múi giờ quốc tế trước đây ký hiệu GMT nhưng do có nhiều hạn chế nên đã được đổi thành UTC từ năm 1980. Thế nhưng, thường ngôn ngữ nói sẽ sử dụng ký hiệu giờ quốc tế GMT.
II. Việt Nam nằm múi giờ số mấy
Do nằm ở kinh tuyến số 7 nên Việt Nam thuộc múi giờ số 7. Ký hiệu là UTC+7 hoặc GMT+7. Điều này có nghĩa là khi so với giờ quốc tế thì Việt Nam sẽ nhanh hơn 7 tiếng đồng hồ. Do vậy, để đổi giờ GMT hay UTC sang giờ Việt Nam thì bạn chỉ cần cộng thêm 7 là được.
Việt Nam sử dụng cách viết là 24 giờ, còn trong văn nói thường ngày sẽ sử dụng định dạng 12 giờ. Để đồng bộ quy chuẩn các thiết bị công nghệ sử dụng đồng hồ 12 giờ, đôi khi được viết là AT tương đương với AM, tức là giờ sáng và CH tương đương với PM, tức là giờ tối, chiều. Việt Nam chưa từng và hiện nay không áp dụng quy ước giờ mùa hè như một số nước trên thế giới.
Cùng chung múi giờ số 7 với Việt Nam còn có một số quốc gia như Lào, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, một số tỉnh của Nga, vùng cận tây Mông Cổ.
III. Lịch sử thay đổi các múi giờ ở Việt Nam
Ngoài việc biết được Việt Nam nằm ở múi giờ thứ mấy, bạn cũng nên hiểu rõ hơn về 5 mốc thay đổi múi giờ nước ta trong lịch sử như sau:
- Năm 1906, đài thiên văn Phù Liễn được xây dựng, chính quyền Đông Dương thuộc Pháp đã thông báo toàn bộ Việt Nam thuộc múi giờ kinh độ 104°17’17″Đ.
- Năm 1911, Pháp sử dụng múi giờ GMT+0 cho đến năm 1940 và bắt buộc Liên bang Đông Dương sử dụng múi giờ GMT+7.
- Sau sự thay đổi múi giờ của chính quyền Vichy, Đông Dương chuyển sang múi giờ GMT+8.
- Năm 1945, khi Nhật chiếm toàn bộ Đông Dương thuộc Pháp thì chuyển sang múi giờ GMT+9 (múi giờ Tokyo).
- Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền lâm thời tuyên bố múi giờ chính thức của khu vực mình kiểm soát là GMT+7. Còn các vùng có chiến sự sử dụng múi giờ GMT+8.
- Năm 1955, dưới sự kiểm soát của Quốc gia Việt Nam, miền nam nước ta bắt đầu sử dụng múi giờ GMT+7.
- Năm 1960, múi giờ của miền Nam Việt Nam tiếp tục đổi thành GMT+8 một lần nữa.
- Năm 1968, Việt Nam dân chủ cộng hòa khẳng định múi giờ chính thức của miền Bắc nước ta là GMT+7.
- Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam thống nhất sử dụng múi giờ GMT+7.
IV. Sự chênh lệch múi giờ Việt Nam với một số nước
Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về Việt Nam nằm ở múi giờ thứ mấy, chúng tôi sẽ cung cấp thêm các thông tin về sự chênh lệch múi giờ nước ta với một số quốc gia trên thế giới như sau.
1. Chênh lệch múi giờ với Mỹ
Chắc hẳn bạn đã biết Mỹ có diện tích rộng lớn, nên kéo theo đó múi giờ của quốc gia này rất đa dạng. Hiện tại ở Mỹ có 4 múi giờ được chia theo khu vực là:
- Những bang thuộc khu vực Thái Bình dương có múi giờ UTC-8 vào mùa đông và UTC-7 vào mùa hè.
- Những bang thuộc khu vực miền núi có múi giờ UTC-7 vào mùa đông và UTC-6 vào mùa hè.
- Những bang tại khu vực miền Trung nước Mỹ có múi giờ UTC-6 vào mùa đông và UTC-5 vào mùa hè.
- Những bang thuộc khu vực miền Đông có múi giờ UTC-5 vào mùa đông và UTC-4 vào mùa hè.
Trong khi đó, Việt Nam dùng múi giờ UTC+7 (GMT+7). Theo quy ước ghi múi giờ quốc tế, dấu (+) biểu tượng cho thời gian đi trước, còn dấu (-) là thời gian đi sau. Sau đó bạn chỉ cần lấy số 7 cộng với GMT vùng bạn cần xác định giờ địa phương.
Ví dụ bang Washington có múi giờ UTC-8 vào mùa đông và UTC-7 vào mùa hè, điều này có nghĩa là Việt Nam nhanh trước họ 15 tiếng vào mùa đông và 14 tiếng vào mùa hè.
2. Chênh lệch múi giờ với Úc
Úc cũng là quốc gia có diện tích rộng lớn trên thế giới nên múi giờ ở đây rất đa dạng. Hiện tại quốc gia này sử dụng 3 múi giờ chính, cụ thể như sau.
- Múi giờ khu vực Tây nước ÚC, bạn cần lấy giờ Việt Nam cộng thêm 1 tiếng. Tức là múi giờ UTC+8
- Múi giờ khu vực Trung Úc, bạn lấy giờ Việt Nam cộng thêm 2.5 tiếng Tức là múi giờ UTC+9:30
- Múi giờ khu vực Đông Úc, bạn lấy giờ Việt Nam công thêm 3 tiếng. Tức là UTC+10
3. Chênh lệch múi giờ với nước Anh
Vương quốc Anh là nơi bắt đầu của múi giờ UTC+0 nên sẽ cách Việt Nam 7 múi giờ. Do vòng quay của trái đất từ Tây sang Đông, đồng thời Việt Nam nằm ở bán cầu đông nên sẽ nhanh hơn nước Anh 7 tiếng đồng hồng.
Ví dụ, nếu hiện tại ở Anh là 5 giờ sáng thì tại Việt Nam đang là 12 giờ trưa. Có thể thấy, sự chênh lệch múi giờ này khiến không ít người cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày khi mới sang Anh lao động, học tập.
4. Chênh lệch múi giờ với Hàn Quốc
Múi giờ hiện tại của Hàn Quốc là UTC+9, nên sẽ nhanh hơn Việt Nam 2 tiếng đồng hồ. Ví dụ, nếu Việt Nam đang là 6 giờ sáng thì bên Hàn Quốc đã là 8 giờ. Mức chênh lệch thời gian không lớn như này sẽ tạo điều kiện cho bạn có thể thích nghi dễ dàng hơn khi sang xứ sở Kim chi học tập, làm việc.
Hy vọng với thông tin Việt Nam nằm ở múi giờ thứ mấy trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán số giờ chính xác ở một số quốc gia khác để thuận tiện hơn cho việc học tập, lao động. Dù bạn có ở bất cứ đâu thì cũng sẽ tính toán giờ ở những vị trí khác nhau trên Trái Đất dễ dàng. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất từ chúng tôi hàng ngày nhé.