Những tác dụng của biện pháp tu từ trong văn học

tác dụng của biện pháp tu từ
Các biện pháp tu từ là một trong những nội dung học quan trọng của môn Ngữ Văn. Nó thường xuyên xuất hiện trong những bài đọc hiểu, phân tích tác phẩm. Do đó, để các bạn học sinh có thể dễ nhớ và có kiến thức tổng quát nhất về tác dụng của biện pháp tu từ, hãy cùng dmackiedesign.com chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

I. Biện pháp tu từ là gì?

tác dụng của biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ giúp câu văn, đoạn văn trở nên sinh động, ấn tượng hơn
Biện pháp tu từ hay còn được gọi là thủ pháp nghệ thuật. Đây là việc sử dụng ngôn ngữ theo cách đặc biệt ở 1 đơn vị ngôn ngữ cụ thể nào đó như từ, câu, văn bản… được áp dụng trong bối cảnh nhất định. Tác dụng chủ yếu là tăng sức gợi hình, gợi cảm của việc diễn đạt và gây được ấn tượng với người đọc, người nghe về 1 câu chuyện nào đó.
Trong văn học nghệ thuật, người ta có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ hoặc 1 biện pháp duy nhất để khai thác tối đa sức mạnh của chúng.
Nhìn chung, so với cách diễn đạt thông thường thì việc sử dụng biện pháp tu từ sẽ giúp tạo nên những giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt. Đồng thời, hình ảnh của nhân vật, sự vật sẽ hiện lên sinh động hơn.

II. Tác dụng của các biện pháp tu từ

Trong tiếng Việt, biện pháp tu từ rất phong phú và được sử dụng với mục đích tạo dấu ấn riêng cho tác phẩm. Dưới đây là những tác dụng của các biện pháp tu từ phổ biến.

1. Biện pháp so sánh

biện pháp tu từ
So sánh giúp tăng sức gọi hình cho câu văn
So sánh chính là biện pháp tu từ được sử dụng để đối chiếu sự vật này với sự vật khác mà chúng cùng giống nhau ở 1 điểm nào đó. Tác dụng của biện pháp tu từ này chính là tăng sức gợi hình, gợi cảm hơn trong diễn đạt.
Biện pháp tu từ so sánh có 2 loại chính là so sánh theo mức độ (gồm so sánh ngang bằng, so sánh không ngang bằng) và so sánh theo đối tượng (so sánh cùng loại, khác loại…)

2. Biện pháp nhân hóa

Nhân hóa là biện pháp tu từ dùng để miêu tả con vật, cây cối… bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc miêu tả con người.
Trong văn học, nhân hóa có tác dụng là dùng để biểu thị những tình cảm, suy tư như con người, qua đó khiến con vật, sự vật trở nên gần gũi, sinh động hơn. Chẳng hạn như chị ong, chú gà trống, ông mặt trời…

3. Biện pháp ẩn dụ

biện pháp tu từ
Trong đoạn văn có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ khác nhau
Biện pháp tu từ ẩn dụ là dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tác khác khi chúng có sự tương đồng với nhau. Tác dụng của ẩn dụ chính là tăng sức gợi hình, sự gợi cảm cho chủ thể được nhắc đến. Phép ẩn dụ gồm có 3 loại là:
  • Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc người viết sẽ cố tình ẩn đi một phần ý nghĩa nào đó trong câu.
  • Ẩn dụ cách thức: người nói, người viết sẻ thể hiện vấn đề bằng nhiều cách, qua đó diễn đạt được ý nghĩa, hàm ý nào đó.
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: diễn đạt tính chất, đặc điểm của sự vật cảm nhận bằng giác quan này nhưng lại dùng từ miêu tả cảm giác trên giác quan khác.

4. Biện pháp hoán dụ

Hoán dụ là biện pháp nghệ thuật mà người nói, người viết sẽ dùng cách gọi tên của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác mà chúng có mối liên hệ với nhau.
Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ chính là tăng sự gợi hình, gợi cảm trong cách diễn đạt. Có những loại hoán dụ như sau: lấy 1 bộ phận để chỉ cả toàn thể; lấy vật chứa đựng chỉ vật đang bị chứa; lấy 1 cái cụ thể để gọi cái trừu tượng…

5. Biện pháp đảo ngữ

Đảo ngữ là biện pháp tu từ làm thay đổi trật tự ngữ pháp của văn bản nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung mà người viết muốn người đọc hướng đến.

6. Biện pháp liệt kê

biện pháp tu từ
Biện pháp liệ kê có tác dụng là nhấn mạnh vào nội dung cần thể hiện
Biện pháp tu từ liệt kê chính là cách sắp xếp, nối tiếp nhau của các từ hay cụm từ cùng loại với nhau để diễn tả khí cạnh, tư tưởng hoặc 1 tình cảm nào đó rõ ràng, chi tiết hơn.
Tác dụng chính của liệt kê chính là diễn tả cụ thể hoặc nhấn mạnh vào nội dung.

7. Biện pháp nói giảm, nói tránh

Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ diễn đạt sao cho tế nhị, uyển chuyển nhằm không mang lại cảm giác đau buồn, nặng nệ hay thiếu lịch sự.
Ngược lại, nói quá là biện pháp nghệ thuật dùng cách nói phóng đại quy mô, tính chất của sự việc, sự vật được miêu tả. Tác dụng của biện pháp tu từ này là nhấn mạnh câu nói nhằm tạo sự ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho câu văn.

8. Biện pháp điệp ngữ

Điệp ngữ hay còn gọi là lặp từ, đây là biện pháp tu từ dùng để nhắc đi nhắc lại 1 hoặc nhiều cụm từ nào đó với mục đích là tăng cường hiệu quả diễn đạt.
Tác dụng của điệp ngữ là nhấn mạnh, gợi sự liên tưởng, cảm xúc để tạo ra nhịp điệu cho câu văn, đoạn văn.

9. Biện pháp chơi chữ

biện pháp tu từ
Chơi chữ mang đến sự dí dỏm, hài hước cho câu văn, đoạn văn
Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng sự đặc sắc về âm tiết, ý nghĩa của tiếng Việt để mang đến sắc thái dí dỏm, hài hước… làm cho câu văn trở nên hấp dẫn hơn.
Cách chơi chữ được dùng phổ biến nhất là dùng lối nói trại âm hoặc dùng các từ đồng âm, cách viết điệp âm, nói nói lái, từ trái nghĩa…

10. Biện pháp tương phản

Tương phản là biện pháp tu từ dùng những hình ảnh, cảnh tượng, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật tư tưởng của tác giá. Đây là biện pháp nghệ thuật dừng những từ đối lập nhau để làm tăng hiệu quả diễn đạt.
Tác dụng của biện pháp tương phản là tạo nên sự hài hòa về âm thanh, thường được dùng nhiều trong ca dao, tục ngữ… với mục đích là nhấn mạnh các bài học, kinh nghiệm về cuộc sống.

III. Kết luận

Trên đây là tổng hợp các kiến thức quan trọng về tác dụng của biện pháp tu từ cũng như khái niệm, phân loại chi tiết. Hy bài viết này chính là tài liệu giúp các sĩ tử ôn tập phần từ vựng, ngữ pháp hiệu quả.