Ngũ hành là gì? Những điều cần biết về ngũ hành

Ngũ hành là gì
Trong văn hóa phương Đông, ngũ hành chiếm vị trí rất quan trọng đối với các sự kiện lớn như xây nhà, khai trương… Sự tương tác giữa các yếu tố trong ngũ hành có ảnh hưởng lớn đến dương khí mỗi gia đình. Vậy ngũ hành là gì? Hãy cùng dmackiedesign.com chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Ngũ hành là gì?

Ngũ hành gồm có 5 nguyên tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
Ngũ hành bao gồm 5 yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Theo triết học cổ đại, 5 nguyên tố này chính là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tạo nên thế giới và chúng có quan hệ tương sinh, tương khắc với nhau:
  • Hành Thủy là Nước
  • Hành Thổ là Đất có
  • Hành Hỏa là Lửa
  • Hành Mộc là Cây cối
  • Hành Kim là Kim loại.
Cho đến nay ngũ hành vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống của con người. Thuyết ngũ hành nó gồm các quy luật có mối han hệ qua lại, tác động lẫn nhau.

II. Quy luật trong ngũ hành

Như đã đề cập, thuyết ngũ hành có những quy luật nhất định. Vậy các quy luật của ngũ hành là gì?

1. Ngũ hành tương sinh

Tương sinh là mối quan hệ cùng nhau thúc đẩy để phát triển, do đó quy luật này trong ngũ hành được hiểu như sau:
  • Mộc sinh Hỏa có nghĩa là cây khô sinh ra lửa
  • Hỏa sinh Thổ được hiểu là lửa đốt sẽ đốt cháy mọi thứ thành tro bụi
  • Thổ sinh Kim tức, điều này có nghĩa là kim loại được hình thành từ trong đất
  • Kim sinh Thủy hiểu là kim loại khi bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ trở thành dạng lỏng
  • Thủy sinh Mộc được hiểu là nước giúp cây duy trì sự sống.

2. Ngũ hành tương khắc

Mối quan hệ tương sinh, tương khắc trong ngũ hành
Tướng khắc có nghĩa là kìm hãm sự phát triển của nhau. Nó có tác dụng là duy trì sự cân bằng với tương sinh thế nhưng mối quan hệ này cũng có thể khiến vạn vật suy vong. Quy luật tương khắc trong ngũ hành được hiểu như sau:
  • Thủy khắc Hỏa tức là nước sẽ dập tắt lửa
  • Hỏa khắc Kim được hiểu là lửa mạnh sẽ khiến kim loại bị nung chảy
  • Kim khắc Mộc có nghĩa là kim loại được rèn thành dao, rìu để chặt cây
  • Mộc khắc Thổ tức là cây sẽ hút hết dinh dưỡng nên khiến đất khô cằn
  • Thổ khắc Thủy được hiểu là đất ngăn chặn dòng chảy của nước.

3. Ngũ hành phản sinh

  • Kim được hình thành trong Thổ, nhưng nếu quá nhiều Thổ sẽ khiến Kim bị vùi lấp
  • Hỏa tạo thành Thổ, nhưng nếu quá nhiều Hỏa sẽ khiến Thổ bị thiêu cháy thành than
  • Mộc sinh Hỏa, nhưng Mộc quá nhiều thì khiến Hỏa thành hại
  • Thủy sinh Mộc, nhưng nếu quá nhiều Thủy có khiến Mộc bị cuốn trôi
  • Kim sinh Thủy, nhưng quá nhiều Kim sẽ khiến Thủy bị đục.

4. Ngũ hành phản khắc

  • Kim khắc Mộc, nhưng khi Mộc quá cứng sẽ khiến Kim bị gãy
  • Mộc khắc Thổ, nhưng nếu Thổ có quá nhiều thì sẽ khiến Mộc bị suy yếu
  • Thổ khắc Thủy, nhưng khi Thủy quá nhiều có thể khiến Thổ bị sạt lở
  • Thủy khắc Hỏa, nhưng nếu quá nhiều Hỏa thì Thủy cũng phải cạn
  • Hỏa khắc Kim, nhưng nhiều Kim sẽ khiến Hỏa bị dập tắt.

III. Ứng dụng của thuyết ngũ hành trong đời sống

Đối với văn hóa người phương Đông, thuyết ngũ hành có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống như xem hướng nhà, mua xe, đặt tên con… Vậy các ứng dụng của ngũ hành là gì, như thế nào?

1. Xem hướng nhà đất

Mỗi yếu tố trong ngũ hành sẽ phù hợp với các hướng khác nhau
Thuyết ngũ hành có vai trò quan trọng đến phong thủy nhà cửa như chọn hướng nhà, màu sắc, số tầng. Tùy theo bản mệnh mà các gia chủ sẽ cân nhắc những yếu tố này.
  • Mệnh Mộc hợp với các hướng như hướng Đông, Nam và Đông Nam
  • Mệnh Kim hợp với các hướng như hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
  • Mệnh Thủy hợp với các hướng Bắc, Tây Bắc và Đông Nam
  • Mệnh Hỏa hợp với hướng Nam
  • Mệnh Thổ hợp với các hướng Tây Bắc, Đông Nam.

2. Chọn cây cảnh phong thủy

  • Những người mệnh Kim nên chọn các cây phong thủy như Lan Ý, Ngọc Ngân… hoặc những cây thuộc hành Thổ
  • Những người mệnh Thủy nên chọn các cây cảnh như Kim tiền, Phát Lộc, thủy tùng… hoặc những cây thuộc hành Kim
  • Những người mệnh Hỏa nên chọn các cây như vạn lộc, trầu bà đế vương đỏ… hoặc những cây thuộc hành Mộc.
  • Những người mệnh Mộc có thể chọn các cây phong thủy như trường sinh, ngọc bích, vạn niên thanh… hoặc các cây thuộc hành Thủy.
  • Những người thuộc mệnh Thổ nên chọn các loại cây như ngũ gia bì, lưỡi hổ vàng, lan hồ điệp… hoặc những cây phong thủy thuộc hành Hỏa.

3. Chọn màu sắc theo ngũ hành

Hiện nay, việc chọn màu sắc phù hợp với ngũ hành cũng giúp cân bằng năng lượng âm- dương. 5 nguyên tố ngũ hành có các thuộc tính khác nhau và màu tương ứng cũng khác nhau, cụ thể như sau:
  • Mệnh Hỏa hợp với màu đỏ
  • Mệnh Thổ hợp với màu vàng
  • Mệnh Kim hợp với màu trắng
  • Mệnh Mộc hợp với màu xanh
  • Mệnh Thủy hợp với màu đen.

4. Đặt tên con theo ngũ hành

Đặt tên con phù hợp với mệnh của thể giúp cuộc sống đứa trẻ đó được ấm no, bình yên
Việc đặt tên con theo ngũ hành cũng giúp vận mệnh của đứa trẻ đó thêm rạng rỡ, cuộc sống ấm no và tránh được điều tai ương.
  • Hành Kim là biểu tượng của sức mạnh. Nếu đứa trẻ thuộc mệnh Kim thì nên đặt các tên chứa hành Kim để giúp tài vận tốt đẹp như Ngân, Phượng, Ái, Nhi, Tâm, Cương, Thế, Thắng, Phong…
  • Hành Mộc là khởi nguồn của sự phát triển. Nếu đứa trẻ thuộc mệnh Mộc thì có thể đặt các tên như Chi, Đào, Lâm, Thảo, Xuân, Thư, Bách, Trúc, Tùng, Phước, Duy…
  • Hành Thủy tượng trưng cho nước, mang tính nuôi dưỡng, hỗ trợ. Nếu đứa trẻ thuộc hành Thủy có thể đặt các tên như Giang, Hà, An, Nga, Di, Khánh, Đồng, Luân, Hải, Hậu…
  • Hành Hỏa tượng trưng cho lửa, mang đến hơi ấm và ánh sáng cho nhân loại. Nếu đứa trẻ sinh thuộc mệnh Hỏa thì có thể tham khảo các tên như Ánh, Hồng, Huyền, Linh, Thu, Minh, Quang, Huy, Đăng, Nam, Minh, Đức…
  • Hành Thổ tượng trưng cho đất, là nguồn sinh dưỡng để sinh vật phát triển. Nếu đứa trẻ thuộc hành Thổ thì bạn có thể đặt các tên như Bích, Diệp, Châu, Thảo, Anh, Châm, Bạo, Công, Thành, Thông, Trung, Đại…
Có thể thấy việc hiểu được ngũ hành là gì cũng như nắm chắc các quy luật ngũ hành sẽ giúp chúng ta biết cách ứng dụng nó vào trong đời sống. Nhờ đó mà cuộc sống có thêm năng lượng và hạn chế được những điều xấu, xui xẻo có thể xảy đến.