Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Đặc điểm thời tiết các vùng thế nào?

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào
Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt từ Bắc vào năm do nằm ở rìa phía đông nam Châu Á lục địa, giáp với biển đông. Vậy Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào, hãy cùng dmackiedesign.com chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

I. Việt Nam nằm thuộc đới khí hậu nào?

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới nên khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa nhưng lượng nhiệt nhiều, mưa lớn và có độ ẩm cao. Các vùng nằm gần nhiệt đới và miền núi có khí hậu ôn hòa. Vậy Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với đặc điểm là mưa tập trung theo mùa. Nền nhiệt trung bình năm trên 20 độ C, thời tiết diễn biến thất thường.
Khí hậu miền Bắc nước ta có 2 mùa chính, đó là mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Còn miền Nam không có sự khác biệt về nhiệt độ.
Hàng năm có 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1500mm đến 2000mm, độ ẩm trung bình khoảng 80%. Số giờ nắng trung bình năm là 1500 giờ đến 2000 giờ. Do khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa nên nền nhiệt trung bình thấp hơn so với các nước châu Á có cùng kinh độ.
Nhiệt độ mùa đông nước ta lạnh hơn và mùa hè ít nóng hơn khi so với những nước này. Do tác động của gió mùa và xa hơn là địa hình phức tạp nên khí hậu luôn có sự thay đổi giữa các năm và giữa các vùng từ Bắc vào Nam. Đặc biệt, khi hậu Việt Nam cũng chịu những bất lợi về thời tiết như bão, lũ, hạn hán…

II. Đặc điểm khí hậu các miền tại Việt Nam

Qua những chia sẻ Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào, có thể thấy tuy nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nhưng có sự phân hóa theo vùng rõ rệt. Cụ thể như sau.

1. Đặc điểm khí hậu vùng Tây Bắc Bộ

Việt Nam
Vùng Tây Bắc chịu ảnh hưởng của gió Tây nên mùa hè nóng, khô
Vùng Tây Bắc Bộ bao gồm các tỉnh thành Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình và Yên Bái. Đặc điểm thời tiết của vùng này là lạnh, khô; mùa đông nắng ấm hơn và sương muối phổ biến trong nhiều năm. Còn mùa hè nhiệt độ cao, nhiều mưa; trùng với mùa mưa nên dù có tần suất cao nhưng vẫn nắng nóng kho do ảnh hưởng của gió Tây.
Các vùng thung lũng được chắn gió, dẫn đến mùa khô kéo dài và lượng mưa thấp. Mùa khô tại các vùng này kéo dài từ tháng 4 đến tháng 5. Số giờ nắng trung bình năm từ 1800 đến 2000 giờ. Bên cạnh đó, do địa hình và khí hậu vùng Tây Bắc đa dạng nên có nhiều loại rừng khác nhau.

2. Đặc điểm khí hậu vùng Đông Bắc

Việt Nam
Mùa đông tại vùng đông bắc thường đến sớm
Vùng Đông Bắc gồm các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc nên mùa đông lạnh, nhiều mây và mưa phùn kéo dài. Những đợt rét lạnh cũng đến sớm hơn các tỉnh khác của phía Bắc. Mùa hè tại vùng này nóng và mưa nhiều,
Tuy nhiên khác với Tây Bắc, điều kiện khô hạn ít xảy ra ở Đông Bắc do tần suất và ảnh hưởng của gió Tây thấp. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Đặc biệt, mùa đông tại khu vực Hoàng Liên Sơn, các tỉnh vùng cao có thể xuất hiện tuyết, băng giá, sương muối.
Số giờ nắng trung bình năm của vùng Đông Bắc từ 1400 đến 1700 giờ. Nhiệt độ trung bình năm khu vực ven biển là 23 độ C, tháng lạnh nhất trung bình là 16 độ C, tháng nóng nhất trung bình là 28 độ C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1800mm ở các khu vực ven biển.

3. Đặc điểm khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng

Việt Nam
Đồng bằng sông Hồng mưa phùn nhiều
Đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tp.Hải Phòng và thủ đô Hà Nội. Thời tiết mùa đông của khu vực này lạnh và mưa phùn, ít nắng. Còn mùa hè nóng, mưa nhiều và ít ngày khô. Vùng đồng bằng sông Hồng không chịu ảnh hưởng của gió Tây gây ra trong mùa hè. Số giờ nắng trung bình năm từ 1400 đến 1700 giờ.
Nhiều độ trung bình năm của vùng khoảng 23 độ C, tháng lạnh nhất có mức nhiệt trung bình khoảng 17 độ C, tháng nóng nhất có mức nhiệt trung bình là 30 độ C. Lượng mưa trung bình năm xấp xỉ khoảng 1600mm đến 1700mm.

4. Đặc điểm khí hậu vùng Bắc Trung Bộ

Việt Nam
Bắc trung bộ chịu ảnh hưởng nhiều của bão lũ
Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Kiểu khí hậu mùa đông của khu vực này lạnh, nhiều mây và có mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Còn mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây nên nóng khô và rát. Giờ nắng trung bình năm từ 1500 đến 1700 giờ.
Nhiệt độ trung bình năm của vùng Bắc Trung Bộ khoảng 25 độ C, tháng lạnh nhất với mức nhiệt trung bình khoảng 19 độ C, tháng nóng nhất là khoảng 29 độ C. Lượng mưa trung bình năm từ 2000mm đến 2900mm và lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 9, tháng 10 do ảnh hưởng của bão.

5. Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Việt Nam
Duyên hải nam trung bộ có mùa hè nóng khô
Duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Tp.Đà Nẵng. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Do khí hậu nước ta có sự phân hóa nên vùng này mùa đông ấm áp, có nắng và mùa hè nóng, khô bởi ảnh hưởng của gió Tây thổi sang. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2000 đến 2500 giờ.
Mức nhiệt trung bình năm của vùng Duyên hai khoảng 27 độ C, tháng lạnh nhất có mức nhiệt trung bình khoảng 25 độ C, tháng nóng nhất là 30 độ C.
Lượng mưa trung bình năm của khu vực này khoảng 1900mm, thời gian mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 cho đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau.

6. Đặc điểm khí hậu vùng Tây Nguyên

Việt Nam
Tây Nguyên có mức nhiệt thấp do nằm ở độ cao lớn
Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Do vùng Tây Nguyên nằm ở độ cao lớn nên mức nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các khu vực khác trên cả nước. Mùa đông khô hạn, trong khí đó mùa hè mưa nhiều. Số giờ nắng trung bình năm từ 2000 đến 2500 giờ.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C; mùa đông mức nhiệt có thể giảm dưới 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất thường là tháng 3, tháng 4.

7. Đặc điểm khí hậu vùng Nam Bộ

Việt Nam
Nam bộ có nền nhiệt quanh năm cao
Vùng Nam Bộ bao gồm hai khu vực, đó là Đông Nam Bộ với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu và Tp.HCM. Và khu vực đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Tp.Cần Thơ.
Như đã chia sẻ Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào, khu vực Nam bộ có mức nhiệt cao quanh năm, thời tiết luôn nắng ấm. Nhiệt độ trung bình năm ở mức khoảng 27 độ C, không có sự khác biệt giữa tháng lạnh nhất và nóng nhất.
Lượng mưa trung bình của vùng này khoảng 1500mm đến 2500mm, trong đó mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10. Số giờ nắng trung bình năm từ 2400 đến 3000 giờ. Có thể thấy số giờ nắng vùng Nam Bộ cao hơn các vùng khác trên cả nước.

III. Kết luận

Trên đây là những thông tin sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về thiên nhiên, thời tiết của nước ta. Đừng quên theo dõi những bài viết khác để cập nhật thêm những thông tin hấp dẫn về đất nước, con người Việt Nam nhé.